Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nửa thế kỷ phát huy truyền thống giáo dục Nam Đàn

Go down

Nửa thế kỷ phát huy truyền thống giáo dục Nam Đàn  Empty Nửa thế kỷ phát huy truyền thống giáo dục Nam Đàn

Bài gửi  anhduc185 15/11/2011, 1:39 pm


Trường Trung học phổ thông Nam Đàn I – Nửa thế kỷ phát huy truyền thống giáo dục Nam Đàn (11/11/2011 08:13 AM)




Nam Đàn là một trong những địa phương có truyền thống hiếu học và học giỏi. Từ khoa thi thứ nhất đến lhoa thi cuối cùng của thời kỳ Phong kiến Việt Nam, toàn huyện có 36 người đỗ đại khoa.


Sự “khổ học”, nuôi ý chí học để làm người, để góp phần xây dựng quê hương, đất nước không phải chỉ ở học sinh, ở các sỹ tử mà còn là mong muốn của gia đình, của xã hội. Chính vì vậy, có rất nhiều gia đình nghèo vẫn cố gắng cho con mình đi học, thế mới có câu: “Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai – Khoai ba bữa; Ông đỗ, cha đỗ, cháu đỗ - đỗ cả nhà”.Có những làng, tại đó có 3 tiến sỹ “dân làng mừng hời hỡi” đã đóng góp tiền xây dựng ngôi đình thật to (Đình Trung Cần ngày nay). Truyền thống hiếu học và kết quả của nền giáo dục Nam Đàn đã cung cấp cho đất nước nhiều nhân tài xuất sắc, như: Tống Tất Thắng, Nguyễn Thiện Chương, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Sinh Sắc, Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành (Chủ Tịch Hồ Chí Minh), Tạ Quang Bửu và nhiều vị khác trong các thời kỳ lịch sử cách mạng Việt Nam.


Để có được các thế hệ học sinh hiếu học, bên cạnh việc cần có ý chí của học sinh, của gia đình, sự khích lệ của xã hội thì trường học và thầy là một trong những yếu tố quan trọng. Nam Đàn, thời phong kiến và thời Pháp thuộc chỉ có một vài trường tư, sau này có trường công của các cấp tiểu học, sau 1945 cách mạng tháng 8 thành công, có thêm các trường trung học, nhưng chỉ là trường học gép cấp 2 và 3. Tuy với những điều kiện khó khăn đó, nhưng với sự đam mê của thầy và trò đã hun đúc nên truyền thống hiếu học và truyền thống đó liên tục được phát huy, được bồi đắp.


Sau ngày hoà bình lập lại 1954, cùng với cả nước, Nam Đàn bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để có nguồn nhân lực cho xây dựng quê hương và cho đất nước, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế thì sự nghiệp giáo dục huyện nhà được chú trọng. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, đồng thời phát huy truyền thống và để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng phát triển, trường cấp 3 đầu tiên trên địa bàn huyện được thành lập. Lúc đầu mới có 3 lớp với 145 học sinh. Nhưng ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thầy và trò đã phát huy truyền thống hiếu học Nam Đàn, đã xây dựng trường phát triển nhanh cả về quy mô trường lớp và học sinh. Đến năm 1965 đã có 745 học sinh của cả 3 khối. Đến nay trường có 36 lớp, 1.671 học sinh.


Cùng với sự phát triển quy mô, trường được tách ra để tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Năm 1965 tách một phần và thành lập trường cấp 3 Nam Đàn II, đến năm 1979 tách tiếp một phần và thành lập trường cấp 3 Kim Liên.


Mặc dù phải di chuyển nhiều địa điểm và có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất do chiến tranh và do nguồn ngân sách hạn hẹp, nhưng các thế hệ thầy và trò của trường đã nổ lực phấn đấu, vượt lên tất cả nhưng khó khăn. Phong tào thi đua dạy và học liên tục được phát động và được hưởng ứng mạnh mẽ.


Trong các phong trào đó và trong suốt 50 năm qua, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, đem hết khả năng, trách nhiệm của mình vì học sinh thân yêu. Nổi lên như thầy giáo Doãn Hữu Hanh - người thầy, người Hiệu trưởng đầu tiên của trường. Ngày nay, thầy đã đi vào cõi thiên thu, nhưng hình ảnh của thầy, đạo đức của thầy, tình cảm của thầy, trách nhiệm và công lao của thầy vẫn mãi mãi trong các thế hệ học sinh được thầy chăm lo, dạy dỗ. Cùng với thầy Hanh, các thế hệ giáo viên của trường cũng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho học sinh và phụ huynh cũng như xã hội, như thầy giáo Trần Canh, thầy Nguyễn Thục, Thầy Nguyễn Quang Đức, thầy Hồ Sỹ Quảng, thầy Nguyễn Văn Ái, thầy Nguyễn Cảnh Trạch, thầy Tạ Quang Điển, thầy Nguyễn Tam Khôi, thầy Hoàng Đình Tá, thầy Hà Huy Long, thầy Nguyễn Duy Cường và nhiều thầy, cô giáo khác.


Với sự nhiệt tình, tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Các thế hệ học sinh của trường đã phát huy được truyền thống hiếu học của quê hương, vượt qua khó khăn, giành kết quả cao trong các kỳ thi. Qua chặng đường nửa thế kỷ, có 20.019 học sinh tốt nghiệp ra trương, trong số đó, có 9127 học sinh vào học tiếp các trường đại học, hàng vạn học sinh vào các trường cao đẳng, trung cấp, trường nghề. Hàng ngàn học sinh lên đường tòng quân bảo vệ Tổ quốc, trong đó có những học sinh đang học nửa chừng của năm cuối cấp, cũng hăng hái tòng quân, trong số đó có 114 người đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Các thế hệ học sinh của trường đã tham gia, đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều người trở thành các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chính trị gia, các sỹ quan cao cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam. Nhiều học sinh của trường đã trở thành Giáo sư Tiến sỹ, tướng lĩnh trong quân đội, Anh hùng lực lượng vũ trang, Doanh nhân đã đóng góp nhiều công lao vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa của quê hương Nam Đàn.


Trong những năm đổi mới, các thế hệ thầy và trò trường THPT Nam Đàn I đã nổ lực phấn đấu, phát huy tốt truyền thống của trường nói riêng và truyền thống giáo dục Nam Đàn nói chung, đã giành được những thành tích cao trong dạy và học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ngày càng cao, nhiều năm đạt 100%; học sinh đỗ vào các trường đại học ngày càng nhiều, nhiều năm trường đứng vào TOP 200 của các trường THPT trong toàn quốc, đứng vào TOP đầu các trường THPT trong tỉnh Nghệ An. Bên cạnh thành tích dạy và học, các phong trào khác cũng đạt nhiều kết quả cao, nhiều giáo viên đạt danh hiệu giỏi cấp tỉnh. Có 4 học sinh tham gia ccác cuộc thi đường lên đinh OLYMPYA, trong đó có 1 học sinh đạt giải Nhì thi quý. Phong trào thi đua giữ gìn an ninh trật tự, rèn luyện đạo đức được nhà trường quan tâm, nhiều năm liền trường không có học sinh nghiện Ma tuý, không có học sinh vi phạm pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự, tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt và khá ngày càng cao. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao liên tục diễn ra sôi nổi, thu hút hầu hết học sinh tham gia, trường trở thành đơn vị dẫn đầu nhiều năm liền trong khối trường học của huyện. Với những thành tích đạt được, trường THPT Nam Đàn I liên tục được các cấp chính quyền và Sở Giáo dục-Đào tạo Nghệ An khen thưởng: Liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc; năm 1996 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 2002 được tặng Huân chương Lao động hàng Nhì; năm 2009 được Bộ Giáo dục Đào tạo tặng bằng khen; năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và Bộ Giáo dục Đào tạo tặng Cờ thi đua xuất sắc; Chi bộ trường liên tục được công nhận Trong sạch vững mạnh và 5 năm liền đạt Trong sạch vững mạnh tiêu biểu; các tổ chức Đoàn và Công đoàn trường luôn được cấp trên khen thưởng.


Nhìn lại chặng đường 50 năm qua và những thành tích đạt được, chúng ta có thể tự hào về ngôi trường có bề dày lịch sử của nền giáo dục Nam Đàn, các thế hệ học sinh có quyền tự hào được học trong ngôi trường hàng đầu của quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Trong giai đoạn cách mạng mới, vai trò, vị trí của giáo dục-Đào tạo ngày càng quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Trên tinh thần đó, với nền tảng truyền thống 50 năm của trường và truyền thống hiếu học của quê hương. Thầy và trò trường THPT Nam Đàn I nổ lực cố gắng, tiếp tục phát huy thành quả đạt được. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng dạy và học. Quán triệt và thực hiện tốt các quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo về đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học. Quán triệt và kiên trì mục tiêu “4 thật”: “Dạy thật - Học thật – Thi thật - Chất lượg thật”. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, làm tốt công tác giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, truyền thống quê hương, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nhà trường. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội để các thế hệ học sinh của trường mãi mãi phát huy được truyền thống, góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước; xây dựng Nam Đàn trở thành huyện kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ hằng mong muôn.



anhduc185
Thanh viên mới
Thanh viên mới

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 01/04/2011
Age : 47

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết